3 cách nâng cao chất lượng tuyển dụng đơn giản
Bất kể vị trí giống nhau nhưng thời gian sẽ thay đổi tất cả, về tình hình chung của ngành, đối thủ, trình độ của thị trường lao động đều biến chuyển theo
Đội ngũ nhân viên xuất sắc chính là món tài sản giá trị nhất cần có để xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh. Khi tiếp cận một đối tác quan trọng hay tìm kiếm một nhà đầu tư, điều đầu tiên họ quan sát ở doanh nghiệp chính là đội ngũ đứng đằng sau cỗ máy hoạt động.
Mặc dù không thiếu công cụ tuyển dụng, những doanh nghiệp hàng đầu thế giới vẫn không ngừng tìm kiếm nhân tài vì tất cả đều hiểu rằng tuyển người không dễ, nhưng tuyển dụng được một đội ngũ toàn sao là điều cực khó. Tuy nhiên, có ba công cụ tuyển dụng miễn phí mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng nên tận dụng.
1. Các nguồn tìm kiếm ứng viên
Mạng lưới quan hệ của các sếp: Cơ hội tuyệt vời nhất nằm ngay trước mắt doanh nghiệp, đó chính là những người đang nắm giữ vị trí cao trong tổ chức. Hãy nhờ họ giới thiệu cho doanh nghiệp những bạn học cũ hoặc đồng nghiệp cũ của họ tại các công ty từng làm trước đây. Nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ được giới thiệu đến những cá nhân có chất lượng tốt tương tự như người đứng ra giới thiệu.
Đối tác: Khi chọn lựa một đối tác cho tổ chức, điều chúng ta nghĩ đến đầu tiên chính là những giá trị họ có thể đem đến cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp chọn lựa một văn phòng luật sư, đảm bảo rằng luật sưấy có những mối quan hệ với các nhà đầu tư hoặc khách hàng và họ có thể giới thiệu cho doanh nghiệp trong tương lai. Hẳn nhiên, họ cũng có thể trở thành nguồn tìm kiếm nhân tài cho doanh nghiệp. Hãy thử hỏi thăm những đối tác giao tiếp với bạn hằng ngày như luật sư, văn phòng kiểm toán, nhà phân phối hay ngân hàng. Họ là những người luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, muốn giúp đỡ doanh nghiệp, vậy thì ngại gì không lên tiếng hỏi xem.
LinkedIn: Có vẻ như đây là nguồn tìm kiếm hiển nhiên của hầu hết phòng nhân sự, tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp bước vào LinkedIn khi họ chưa hề sẵn sàng. Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp chỉ thực sự tiếp xúc với các ứng viên có hồ sơ trên LinkedIn khi đã có những thông tin căn bản mà chắc chắn họ sẽ đòi hỏi, yêu cầu doanh nghiệp gửi email cho họ ngay sau đó. Không chỉ website của doanh nghiệp phải thật hoàn chỉnh đểứng viên tìm hiểu mà chính thông tin của nhà tuyển dụng trên LinkedIn cũng phải thật rõ ràng, chi tiết.
2. Những sai sót lớn nhất khi tuyển dụng
Quyết định theo cảm tính: Quá nhiều doanh nghiệp tuyển dụng theo cảm tính để rồi phải vô cùng hối tiếc sau đó. Một quá trình sàng lọc hồ sơ là điều nên chăm chút đầu tiên, tiếp theo hãy xét đến kỹ năng cứng, tay nghề của ứng viên và tiếp đến đảm bảo họ là người phù hợp với nền văn hóa tổ chức.
Xác định rõ những gì mà doanh nghiệp sẽ cần ở ứng viên: Đừng bao giờ áp dụng một bản miêu tả chi tiết việc làm cho một nhân viên bán hàng trong năm 2014 cho việc tuyển dụng vào năm 2015.
Bất kể vị trí giống nhau nhưng thời gian sẽ thay đổi tất cả, về tình hình chung của ngành, đối thủ, trình độ của thị trường lao động đều biến chuyển theo năm, chưa nói đến chiến lược kinh doanh của mỗi năm cũng rất khác nhau và nhiệm vụ của cùng một vị trí vẫn có thể thay đổi, do đó yêu cầu cho ứng viên cũng không còn như xưa. Hãy nắm bắt thật rõ những gì doanh nghiệp cần nhất vào đúng thời điểm diễn ra cuộc phỏng vấn đầu tiên với ứng viên.
3. Những câu hỏi hay nhất cần được hỏi
“Làm thế nào để đánh giá mức độ thành công của nhân viên mới sau khi họ vào làm việc ba tháng, sáu tháng hoặc 12 tháng?”: Trước khi đặt ra bất kỳ câu hỏi nào cho người đi phỏng vấn, nhóm làm việc của doanh nghiệp nên giải quyết câu hỏi này trong nội bộ. Dựa trên câu trả lời đưa ra, người phỏng vấn có thể xác định được những câu hỏi lý tưởng sẽ đặt ra cho ứng viên sau đó.
“Hãy kể cho tôi nghe về thời điểm anh/chị bất đồng ý kiến với sếp mình về một vấn đề gì đó. Đó là vấn đề gì và anh/chị giải quyết ra sao? Kết quả thế nào?” : Thay vì đặt ra quá nhiều những câu hỏi khơi dậy sự tư duy, sáng tạo, hãy tập trung vào những câu hỏi tình huống giúp bộc lộ hành vi, cách ứng xử của đối phương, giúp người phỏng vấn tìm hiểu, đào sâu hơn vềứng viên qua từng câu trả lời.
“Không ai trong chúng ta là hoàn hảo 100%, vậy điều gì sẽ khiến anh/chị trở nên hoàn hảo nhất trong vị trí sắp tới?”: Đây là câu hỏi “hoàn hảo” để nhân viên tự động nêu ra về khuyết điểm của mình mà không cần phải dồn họ vào chân tường.
Leave a Reply