Biến quá trình nhảy việc thành cv xin việc tốt
Hơn nữa, bạn nên phân biệt rõ những gì bạn đã làm với những gì đã hoàn thành, nhất là khi ở vai trò quản lý, giám sát bởi nhà tuyển dụng luôn muốn
Bởi người sử dụng lao động thường không mấy hứng thú với những ứng viên hay nhảy việc, họ thích sự ổn định, muốn ứng viên tập trung cho công việc để xây dựng một sự nghiệp lâu dài chứ không chạy theo tiền lương, ứng viên nhiều kinh nghiệm vẫn dễ bị loại khỏi danh sách của nhà tuyển dụng.
Sau đây là những chia sẻ của các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp về cách tốt nhất giúp người tìm việc biết biến tình trạng nhiều kinh nghiệm thành một CV hiệu quả, đẩy lùi mọi trở ngại:
– Cách tốt nhất để giới thiệu các kỹ năng đa dạng của mình là tìm ra những tiêu chí chung để kết nối chúng lại với nhau trong một chủ đề cụ thể, dùng những kỹ năng riêng biệt để minh họa cho chủ đề ấy.
Ngày nay, đa phần các nhà tuyển dụng nhận diện ứng viên giàu kinh nghiệm rất nhanh chóng nhưng điều quan trọng là phải chỉ cho họ thấy những kinh nghiệm đó đáp ứng nhu cầu công việc công ty đang cần như thế nào, hiệu quả đến đâu. Đây cũng là lý do tại sao một người lại phải có nhiều hồ sơ xin việc, tùy từng vị trí công việc cụ thể để thiết lập những kỹ năng tương ứng.
Kristen Fischer – Phóng viên, biên tập viên tự do
– Là một cựu cố vấn nghề nghiệp và hiện là chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu cá nhân, tôi vẫn thường đưa ra lời khuyên cho các ứng viên trong khâu chuẩn bị hồ sơ xin việc. Có hai việc bạn nên hiểu rõ:
Tạo một CV chỉnh: Đó là CV tổng thể bao gồm trong đó tất cả công việc từng làm, kinh nghiệm bạn có được. CV này có thể viết dài đến 20 trang hay dài hơn nữa cũng không vấn đề gì bởi nó sẽ không được gửi tới nhà tuyển dụng mà chỉ dùng để thiết kế CV cho từng công việc cụ thể.
CV cụ thể: Đây là bản CV sẽ gửi đến cho nhà tuyển dụng cùng với những giấy tờ khác trong hồ sơ ứng viên. Trong bản CV này, bạn căn cứ vào CV tổng hợp để chọn lọc ra mảng nào liên quan đến công việc đang ứng tuyển. Những công việc tương tự sẽ được liệt kê theo thứ tự ưu tiên, tức là việc nào, kinh nghiệm nào liên quan đến công việc của nhà tuyển dụng nhiều hơn sẽ đưa lên trước.
Lori Bumgarner – Chủ sở hữu của Nashville, một công ty tư vấn là công ty con của PaNASH Style
– CV của bạn phải nói cho tôi nghe câu chuyện về con đường sự nghiệp của bạn và những việc bạn muốn làm. Tôi không thích những ứng viên có CV dàn trải với nhiều công việc khác nhau bởi nó tạo cho tôi cảm giác bạn chỉ cần công việc chứ không phải xây dựng con đường sự nghiệp.
Chẳng hạn, tôi cần một nhân viên kinh doanh nhưng CV của bạn lại nêu cả quá trình làm giáo viên, y tá, trợ lý tài xế xe bus… đã từng làm trước kia. Chắc chắn, tôi sẽ gạt hồ sơ của bạn sang một bên đã.
Kathi Elster – đồng tác giả của “Working for you isn’t working for me”
– Khái niệm quan trọng nhất khi chuẩn bị CV là tập trung vào kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng bạn có, liên quan đến công việc đang ứng tuyển chứ không phải ôm đồm tất cả những thứ bạn đã làm vào CV.
Hơn nữa, bạn nên phân biệt rõ những gì bạn đã làm với những gì đã hoàn thành, nhất là khi ở vai trò quản lý, giám sát bởi nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy hiệu quả rõ ràng bạn mang lại.
Cuối cùng, hãy chắc chắn rằng chức danh công việc của bạn là chính xác với những việc bạn muốn làm. Nhiều công ty có cấp bậc, chức danh trong cơ cấu tổ chức nhưng công việc thực tế lại khác rất nhiều.
Carolyn Thompson – Tác giả của “10 bước để có một CV hoàn hảo”
Nếu bạn thường xuyên chuyển việc, phải có lý do chính đáng cho sự thay đổi ấy. Nhà tuyển dụng muốn biết lý do gì khiến bạn rời bỏ công việc trước đây. Cách tốt nhất là CV phải thể hiện được sự tiến triển, phát triển rõ rệt qua từng vị trí công việc. Mỗi sự thay đổi là một bước nhảy vượt trội, giúp bạn hoàn thiện hơn kỹ năng và đạt nhiều thành tích đáng kể hơn.
Leave a Reply