Khám phá 6 lợi thế lớn của nhà quản lý trẻ
“Điều này có thể được xem là kết quả từ thực tế nhà lãnh đạo trẻ ít đầu tư thời gian cho quá khứ, nhưng họ lại sẵn sàng thách thức thực tại”, Folkman cho biết.
“Khi nhìn vào dữ liệu ở những lá phiếu phản ánh, góp ý, chúng tôi thấy nhóm trẻ được đánh giá tích cực hơn những người có nhiều kinh nghiệm. Đây là tin đáng ngạc nhiên và trên cả tuyệt vời vì chúng sẽ tiếp thêm năng lượng cho các nhà quản lý trẻ tài năng – những người có khả năng đóng vai trò chủ chốt trong tương lai”, Joseph Folkman – Chủ tịch Zwenger/Folkman cho biết trong một bài viết được đăng trên tạp chí Forbes.
Kết quả nghiên cứu khả quan đối với các nhà quản lý trẻ sẽ làm giảm nghi ngờ về khả năng thành công cũng như củng cố thêm lý do tại sao nên đề bạt những người trẻ có năng lực vào những vị trí cao ở công ty.
Cũng theo kết quả của cuộc nghiên cứu trên, nhà quản lý trẻ thường sở hữu nhiều lợi thế khiến họ có nhiều cơ hội trở thành nhà lãnh đạo thành công trong.
1. Chào đón sự thay đổi
“Các nhà quản lý trẻ luôn sẵn sàng thay đổi và thường thể hiện kỹ năng “tiếp thị” ý tưởng tuyệt vời. Họ có đủ can đảm để thực hiện những thay đổi khó khăn. Có thể bởi vì thiếu kinh nghiệm nên họ thường lạc quan hơn với sự thay đổi. Nếu các nhà lãnh đạo có thâm niên thận trọng trước những quyết định thay đổi thì các nhà quản lý trẻ lại là những “nhà vô địch” về sự thay đổi”, Chủ tịch, CEO của dịch vụ tư vấn Zwenger/Folkman giải thích kết quả nghiên cứu của mình trong một bài viết trên HBR.
2. Truyền cảm hứng
“Các nhà quản lý trẻ tuổi biết cách làm thế nào để “lôi kéo” người khác cùng có được nguồn năng lượng dồi dào và niềm vui khi mục tiêu được hoàn thành giống như mình”, Folkman nói trên Forbes, “Trong khi các đồng nghiệp dày dạn thường sử dụng dùng biện pháp push (đẩy), thì nhà quản lý trẻ lại pull (kéo) nhân viên như một cách để truyền cảm hứng”.
3. Cởi mở tiếp nhận thông tin phản hồi
So với các nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm, các nhà lãnh đạo trẻ thường cởi mở hơn trước các thông tin phản hồi. “Họ yêu cầu được phản hồi về hiệu suất làm việc của mình thường xuyên hơn và thường tìm mọi cách để giải quyết và thực hiện các ý kiến trái chiều”, theo nội dung từ một bài viết trên HBR.
4. Năng nổ tìm cách để cải thiện mọi thứ
“Điều này có thể được xem là kết quả từ thực tế nhà lãnh đạo trẻ ít đầu tư thời gian cho quá khứ, nhưng họ lại sẵn sàng thách thức thực tại”, Folkman cho biết.
5. Tập trung vào kết quả
Tại Zenger/Folkman, khi gặp thất bại, các nhà quản lý trẻ sẽ đứng dậy và tiếp tục bước đi, để hoàn thành mục tiêu cuối cùng. Đó thường là nét tính cách đặc trưng của người trẻ.
Trong ngắn hạn, năng lượng của người trẻ có thể chưa đủ để hoàn thành mục tiêu cuối cùng của mình, “nhưng ngược lại, khi có một khoảng thời gian quá dài lặp đi lặp lại những công việc quen thuộc, các nhà quản lý lớn tuổi sẽ dễ trở nên tự mãn và bằng lòng với thực tại”, theo nội dung một bài viết trên HBR.
6. Hướng đến mục tiêu dài hạn
Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo trẻ tuổi có xu hướng thiết lập các mục tiêu nhiều tham vọng hơn so với các đồng nghiệp có thâm niên. Vì với kinh nghiệm dày dạn của mình, nhà lãnh đạo có thâm niên đã học được “thủ thuật” thiết lập mục tiêu khiêm tốn để giảm bớt thất vọng khi thất bại và gỡ bó bớt áp lực cho các nhân viên của mình.
Leave a Reply